9 min read

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong Tái tạo đội ngũ

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong Tái tạo đội ngũ

Đội ngũ là nguồn lực đóng vai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Tái tạo đội ngũ là quá trình nâng cao hiệu suất làm việc và gắn kết của nhân viên thông qua các chiến lược đào tạo, phát triển. Từ đó, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững.

Tuy nhiên, tái tạo đội ngũ, không phải nhà lãnh đạo cũng hiểu đúng, làm đúng. Hãy cùng True Success, theo dõi thêm về Ứng dụng Tư duy hệ thống trong Tái tạo đội ngũ tại bài viết này.

Vai trò của đội ngũ

Đội ngũ là ai? Đội ngũ không dừng lại ở một nhóm nhỏ phòng ban, không chỉ là ban lãnh đạo, ban quản lý, mà hiểu rộng ra, đội ngũ còn là các thành viên của ban quản trị (Hội đồng quản trị, chủ doanh nghiệp). Nhìn chung, đội ngũ là tất cả các thành viên trong một tổ chức, doanh nghiệp đang thừa hành các công việc, hướng đến một mục tiêu, mục đích chung.

Chính vì vậy, đội ngũ có vai trò vô cùng quan trọng:

  • Không có đội ngũ, không có doanh nghiệp

Bất cứ doanh nghiệp cũng cần có đội ngũ. Đội ngũ xây dựng, vận hành, thúc đẩy, phát triển doanh nghiệp. Vòng đời của doanh nghiệp được kéo dài hay không, phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ.

  • Đội ngũ quyết định sự phát triển, trì trệ hay thất bại của doanh nghiệp

Sự phát triển của doanh nghiệp được quyết định bởi sự phát triển của đội ngũ. Đồng nghĩa, nếu đội ngũ trì trệ, thất bại cũng kéo theo sự tụt lùi của doanh nghiệp.

  • Đội ngũ kế cận sẽ phát triển doanh nghiệp ngay cả khi những thế hệ trước không còn nữa

Đội ngũ hiện tại có trách nhiệm truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa doanh nghiệp cho đội ngũ kế cận. Nếu đội ngũ kế cận không nắm được giá trị cốt lõi này, ngay khi thế hệ hiện tại không còn nữa, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị thụt lùi, lãng phí nguồn lực và đổ vỡ.

Nỗi đau của đội ngũ

Trong quá trình tái tạo đội ngũ, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều những nỗi đau trong đội ngũ. Ở đó, bên cạnh những vấn đề lớn như VUCA, chiến tranh, biến động chính trị,... Những nỗi đau dễ nhận thấy trong doanh như: tuyển người nhưng không giữ được người, khoảng cách thế hệ, tư duy lối mòn, ngại thay đổi, chưa chú trọng con người,...

Theo chuyên gia Harry Trịnh, chuyên gia đã có nhiều thời gian nghiên cứu về tư duy hệ thống và đào tạo cho các doanh nghiệp, sử dụng tư duy này trong tái tạo đội ngũ, chuyên gia đã đưa ra các nỗi đau:

  • Năng lực không đáp ứng được
  • Sự liên kết lỏng lẻo, mâu thuẫn, lợi ích nhóm
  • Mục tiêu cá nhân và mục tiêu doanh nghiệp khác xa nhau
  • Sự trì trệ lớn, không thích ứng kịp
  • Nhà lãnh đạo mắc những bẫy trong lãnh đạo quá lớn mà không nhận ra

Tư duy đúng về tái tạo đội ngũ

Đội ngũ cần sức mạnh, không chỉ năng lực

Trong nhiều năm đào tạo, tư vấn cho các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước cũng như nước ngoài, chuyên gia nhận thấy rằng, nhiều nhà lãnh đạo, bộ phận nhân sự, bộ phận L&D (Learn & Development) đều chỉ tập trung vào phát triển năng lực cho nhân sự.

Tuy nhiên, đội ngũ trong một doanh nghiệp cần tạo ra sức mạnh, không chỉ dừng lại ở năng lực. Năng lực tốt góp phần tạo ra sức mạnh lớn, sức mạnh lớn đòi hỏi năng lực tốt, nhưng năng lực tốt chưa chắc tạo ra sức mạnh lớn cho đội ngũ. Tái tạo đội ngũ chính là tạo ra sức mạnh.

Đội ngũ bao gồm HĐQT, ban lãnh đạo và nhân sự trực tiếp

Đội ngũ cần kết nối hợp lý và chặt chẽ

Dễ nhận thấy trong các doanh nghiệp hiện nay, đều được truyền thông về thông điệp của sự "chặt chẽ", ở đó là tinh thần đoàn kết, gắn kết, hỗ trợ nhau trong công việc. Tuy nhiên, vẫn thiếu đi sự "hợp lý" như:

  • Mô hình tổ chức phù hợp với mô hình kinh doanh
  • Các phòng ban, vị trí, hệ thống được thiết kế để tạo điều kiện hỗ trợ nhau làm việc, để hướng đến trung tâm "phục vụ khách hàng"

Hợp lý cần tinh gọn và linh hoạt, nhằm tối ưu hiệu suất và xoay chuyển tình thế khi cần thiết.

Đội ngũ cần cùng nhau nhìn về một đích chung

Dưới góc nhìn tư duy hệ thống, trong một hệ thống luôn tồn tại sự phức hợp. Coi đội ngũ là một hệ thống, trong đội ngũ cũng luôn tồn tại sự phức hợp đó. Hiểu đơn giản, mỗi cá thể khi tham gia vào đội ngũ, họ đều có riêng cho mình một "đích". Càng nhiều cá thể, càng có nhiều "đích".

Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn luôn có "đích" của doanh nghiệp, vì sự phát triển và tồn tại của chính nó. Để hài hòa giữa những "cái đích" với đích của doanh nghiệp, lúc này, nhà lãnh đạo cần chấp nhận sự phức hợp này, đồng thời lắng nghe và hài hòa các lợi ích riêng, đưa ra một mục đích chung bao phủ lên những lợi ích đó, truyền thông, thuyết phục đội ngũ theo đích chung (tầm nhìn, sứ mệnh).

Cách tốt nhất để tái tạo là chấp nhận thực tế và dẫn dắt sự thay đổi

Nhà lãnh đạo muốn tái tạo đội ngũ, cần chấp nhận thực tế hiện tại và dẫn dắt sự thay đổi. Học cái mới, tư duy mới, cách làm mới để làm lại, tái tạo lại trên nền cũ.

Tái tạo đội ngũ dưới góc nhìn Tư duy hệ thống

Trong tư duy hệ thống, hệ thống được cấu tạo với 3 thành phần: Phần tử, Liên kết, Chức năng/mục đích.

Mục đích (Đúng và đủ)

Mục đích của việc tái tạo đội ngũ cần đảm bảo các yếu tố:

  • Đủ sức mạnh để thực hiện mục đích của doanh nghiệp. Tái tạo đội ngũ chính là gắn với tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp đó. Vì vậy, trước khi tái tạo đội ngũ, doanh nghiệp cần có một bức tranh mục tiêu, hoặc vấn đề cốt lõi là gì?
  • Gắn việc tái tạo đội ngũ với chiến lược phát triển doanh nghiệp
  • Hài hòa đích cá nhân, đích nhóm và đích doanh nghiệp. Trong quá trình tái tạo đội ngũ, việc này được thể hiện qua việc phải cơ cấu lại phòng ban, đội nhóm. Đồng thời, gặp những vấn đề như sự kháng cự, chống lại nên cần hài hòa. Và sau cùng, đặt đích đến của đội ngũ, doanh nghiệp lên trên hết.

Phần tử

Có 6 phần tử cần được quan tâm trong quá trình tái tạo đội ngũ:

  • Hội đồng quản trị: những người tiên phong, quyết liệt vào cuộc, đồng hành cùng ban lãnh đạo, nhân sự
  • Ban lãnh đạo: Từ lãnh đạo cấp cao đến cấp trung cần đồng hành xuyên suốt cùng nhân sự. Vì tái tạo là một hành trình, ban lãnh đạo là người lãnh trách nhiệm, gương mẫu, dẫn dắt đội ngũ
  • Nhân sự trực tiếp: Đây là những người trực tiếp tiếp xúc khách hàng, trực tiếp làm công việc, đồng thời họ vẫn sáng tạo, học hỏi, lãnh đạo bản thân, phối hợp cùng ban lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ
  • Tư duy: Thay đổi tư duy để có nhiều hơn các cách nghĩ, cách làm khác nhau
  • Động lực: Một sự thúc đẩy từ bên trong, dám thay đổi, dám nghĩ, dám làm
  • Năng lực: Năng lực luôn luôn cần cập nhật, thay đổi, nâng cấp trước sự thay đổi không ngừng của thời đại

Liên kết (Hợp lý, chặt chẽ)

Sự liên kết của doanh nghiệp được thể hiện qua các yếu tố:

  • Mô hình kinh doanh gắn với mô hình tổ chức
  • Chính sách, chế độ, cơ chế
  • Môi trường làm việc
  • Chiến lược kinh doanh
  • Văn hóa học tập
  • Văn hóa doanh nghiệp bao gồm: Hệ thống niềm tin, giá trị cốt lõi

Tìm hiểu khóa huấn luyện Offline Tư duy hệ thống tại đây

Tìm hiểu khóa LMS Tư duy hệ thống tại đây

Những bước cần triển khai khi tái tạo đội ngũ

Chuyên gia Harry Trịnh đã đưa ra các bước triển khai khi tái tạo đội ngũ như sau:

  1. HĐQT, Ban lãnh đạo hiểu sâu sắc về Tư duy hệ thống

Những tư duy khác có thể giúp các nhà lãnh đạo giải quyết đúng một phần, nhưng để giải quyết sâu sắc, toàn diện, cần quan tâm, tìm hiểu, học tập và ứng dụng tư duy hệ thống trong tái tạo đội ngũ.

  1. Xác định đích của doanh nghiệp

Những câu hỏi cần trả lời trước khi tái tạo:

  • Tái tạo để làm gì?
  • Tại sao phải tái tạo?
  • Tái tạo rồi sẽ trở thành cái gì?
  • Tái tạo phục vụ mục đích gì?

3.Xác định hiện trạng

4.Xác lập liên kết: Hợp lý và chặt chẽ

5.Xác định các phần tử quan trọng

6.Đào tạo phát triển

7.Triển khai và lắng nghe phản hồi, điều chỉnh kịp thời

Đăng ký tư vấn Tái tạo đội ngũ

Lời kết

Tái tạo đội ngũ là một hành trình. Ở đó, sự đồng hành của đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ nhân sự trong tổ chức, doanh nghiệp. những nhà lãnh đạo cần trang bị và ứng dụng tư duy hệ thống để tái tạo đội ngũ một cách toàn diện, sâu sắc.