8 min read

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong công việc - Phần 1

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong công việc - Phần 1

Tư duy hệ thống là một loại tư duy nhìn bao quát, tổng quan vấn đề, từ đó đưa ra các giải pháp triệt để nhằm giải quyết vấn đề đó. Tương tự như trong công việc, một hoạt động đòi hỏi rất nhiều tư duy để khám phá, tạo ra kết quả đột phá cho công việc. Tìm hiểu về chủ đề Ứng dụng Tư duy hệ thống trong công việc qua bài viết dưới đây:

Nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu

Chúng ta đang tập trung vào hiện tại, giải quyết những vấn đề hiện tại, chúng ta lo lắng về cơm áo gạo tiền, cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, điều đó thuộc về hiện tại, cho dù hiện tại có no đủ, ổn định hay khó khăn, nó vẫn thuộc về hiện tại. Lúc này, đòi hỏi nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn, nhìn xa, trông rộng nghĩ sâu, nếu không sẽ quanh quẩn mãi trong các vấn đề hiện tại.

Nhìn xa: Dự báo xu hướng dài hạn, xây dựng đích đến

Vì chúng ta đang sống trong thời đại VUCA, ở đó mọi thứ liên tục biến động, thay đổi khôn lường, buộc các nhà lãnh đạo, quản lý, đứng đầu tổ chức doanh nghiệp phải có những dự báo, nhìn xa.

Trong đó, có 3 bức tranh cần nhà lãnh đạo chú ý: Bức tranh phát triển chung của xu thế xã hội, dự báo các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội; 3-5 năm nữa, doanh nghiệp của mình sẽ như thế nào?; 3-5-10 năm nữa, chính bản thân bạn sẽ như thế nào?

3 bức tranh này độc lập nhưng tồn tại song song, hỗ trợ và bổ trợ lẫn nhau. Xây dựng đích đến của bản thân, doanh nghiệp đúng-đủ.

Trông rộng: Xem xét toàn diện, nhận diện các mối liên kết và sự tác động

"Trông rộng" để các nhà lãnh đạo có góc nhìn toàn cảnh, rộng ra ở bối cảnh bên ngoài. Từ đó, liên tục học hỏi, áp dụng những điều đã thấy để mang sự thay đổi phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Chủ động thay đổi bên trong để thích ứng bên ngoài, để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp đề ra, bao gồm mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, sứ mệnh, tầm nhìn.

Nghĩ sâu: Tìm ra nguyên nhân, gốc rễ vấn đề

Nghĩ sâu ở đây là không giải quyết vấn đề dựa trên các dấu hiệu, triệu chứng. Tìm ra nguyên nhân, gốc rễ vấn đề để giải quyết triệt để, có thể là nguyên nhân khiến doanh nghiệp gặp khó khăn?, nguyên nhân khiến doanh nghiệp tắc nghẽn phát triển trong giai đoạn này?

Hiểu sâu hơn về Tư duy hệ thống qua khóa học online tại đây.

Hãy để công việc thực sự là một phần cuộc đời của bạn

Đối với mỗi cá nhân, công việc chiếm đến 2/3 số năm của cuộc đời, là điểm then chốt quyết định đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Một người dành 40-45 năm để cống hiến và làm việc, nhưng làm việc trong niềm vui và sự đam mê mỗi ngày, không phải ai cũng làm được:

Tìm được ý nghĩa và đích của làm việc

Làm thế nào để yêu công việc của mình? Hãy tìm ra ý nghĩa công việc mình đang làm.

Công việc đó có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân bạn?

Công việc đó mang lại giá trị như thế nào cho khách hàng?

Công việc đó mang lại cho xã hội, đất nước những gì?

Một người làm việc với tất cả sự nhiệt huyết, đam mê, kết quả và hiệu quả công việc sẽ cũng rất khác. Thái độ làm việc, kết quả làm việc của một người, không chỉ ảnh hưởng đến một mình họ mà còn ảnh hưởng đến nhiều người khác, đến đội nhóm vì đó là một hệ thống.

Tìm được ý nghĩa và đích đến cuộc đời

Song song với việc tìm kiếm ý nghĩa công việc, chúng ta tìm kiếm cả ý nghĩa cuộc đời mình. Vì đó là 2 đường song song nhau, khi bạn thực hiện công việc, cống hiến cho doanh nghiệp, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp là đang từng bước thực hiện ý nghĩa cuộc đời mình.

Thông qua công việc mình đang làm, bạn cũng có thể tìm thấy và đạt được ý nghĩa cuộc đời mình. Trong webinar Ứng dụng tư duy hệ thống trong công việc, chuyên gia Harry Trịnh đã chia sẻ, đây là 2 đường cong song song nhau, sau cùng chúng sẽ gặp nhau ở một điểm, chính là đích đến cuộc đời của bạn.

Tìm được đam mê

Khi đam mê công việc mình làm, tức là bạn cũng đã thực hiện được hai điều đã đề cập bên trên. Khi làm việc ý nghĩa, bạn sẽ tập trung, dành thời gian, tâm huyết của mình để làm việc đầy đam mê. Kết quả được tạo ra cũng sẽ nhận được sự công nhận từ mọi người.

Liên tục như vậy, sẽ tạo ra vòng lặp tăng trưởng được đề cập đến trong tư duy hệ thống.

Tìm được điểm chung, sự hài hòa

Công việc là một phần của cuộc đời. Điểm chung trong cuộc đời của bạn và công việc của bạn sẽ tạo ra sự hài hòa để bạn đạt thành công một cách bền vững. Khi công việc mang lại niềm vui và cảm giác thỏa mãn, chúng ta có xu hướng cống hiến nhiều hơn và sáng tạo hơn. Ngược lại, khi cuộc sống cá nhân được chăm sóc, chúng ta có thể làm việc với tâm trạng tích cực và giảm stress hiệu quả.

Tận hưởng công việc

Công việc là một hành trình xuyên suốt, ở đó cũng sẽ có lúc vui, lúc buồn. Nhưng hãy tận hưởng những khoảnh khắc trong công việc của mình, thời gian dành cho công việc cũng chính là thời gian bạn từng bước tiến tới đích cuộc đời của mình.

Tham khảo thêm chương trình Percoach-Khai mở đội ngũ

Trở thành người xuất sắc

Chúng ta chỉ sống một lần duy nhất trong đời, vậy hãy mạnh mẽ, cố gắng để trở thành người xuất sắc. Trong bài viết này, True Success sẽ chỉ chia sẻ trong phạm vị của các nhà lãnh đạo, quản trị, quản lý.

Ba nhà lãnh đạo "xuất sắc, tròn vai, tồi"

Trong cuốn sách Mô hình phát triển lãnh đạo toàn diện, chuyên gia Harry Trịnh đã phân tích về sự khác nhau của ba nhà lãnh đạo này: Xuất sắc, tròn vai, tồi.

Nhà lãnh tròn vai tròn là hoàn thành hết các công việc, trách nhiệm của chức danh đó. Không có sự thay đổi quá nhiều, bất cứ ai khi ở vị trí này cũng có thể làm được.

Nhà lãnh đạo tồi là nhà lãnh đạo tồi trong năng lực, nhân cách. Họ là những người đứng đầu, nhưng cũng là người kéo doanh nghiệp đi xuống , tụt hậu.

Nhà lãnh đạo xuất sắc là người có khả năng lãnh đạo đội ngũ, doanh nghiệp và lãnh đạo bản thân. Họ có khả năng tạo ra sự tăng trưởng, đột phá cho doanh nghiệp ở hiện tại, đồng thời có thể tạo đà cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai.

Hãy trở thành người xuất sắc nhất trong lĩnh vực của mình

Trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc, đó là một sự lựa chọn, vì không phải càng làm nhiều năm thì càng trở nên xuất sắc. Một nhà lãnh đạo xuất sắc hoàn toàn có thể trở thành nhà lãnh đạo. Nên lựa chọn "xuất sắc" là lựa chọn rèn luyện, dám học, dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi.

Chiến lược trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc

Muốn trở lên xuất sắc, các nhà lãnh đạo luôn có chiến lược của riêng mình:

  • Hãy trở thành người xuất sắc dựa trên năng lực lõi của bản thân
  • Tập trung vào công việc của bạn, những thứ khiến bạn cảm thấy đam mê, làm từ ngày này qua ngày khác bạn vẫn giữ được cho mình cảm hứng, sự say sưa
  • Phù hợp với môi trường, doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho năng lực đó
Đọc sách: Mô hình phát triển lãnh đạo toàn diện

Lời kết

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong công việc là một hành trình để bạn kiện toàn lại chính mình, nâng cao năng lực bản thân, khả năng lãnh đạo. Áp dụng tư duy hệ thống trong công việc sẽ được đề cập trong phần 2 với các đặc điểm, quy luật và điểm đòn bẩy của hệ thống.